Cách lập kế hoạch Digital Marketing là điều rất nhiều marketer quan tâm. Thường mọi người sẽ hiểu là dùng công cụ kĩ thuật số để tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số. Là phương pháp kỹ thuật số để tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, hiểu là một chuyện nhưng diễn đạt thành một kế hoạch hoàn chỉnh lại là chuyện khác.
Sau thời gian làm việc cho các doanh nghiệp khác nhau, các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tôi thấy cách lập kế hoạch digital marketing cơ bản thật sự không hề khó. Chất lượng của việc lập kế hoạch phụ thuộc vào mức độ đầu tư. Phụ thuộc vào khả năng mổ sẻ đào sâu vấn đề, năng lực tư duy, kinh nghiệm làm việc. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách lập kế hoạch Digital Marketing chuẩn nhanh nhất.
Digital Marketing là gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ digital marketing là gì? Digital marketing bao gồm những kiến thức gì trong đó. Nếu bạn không nắm rõ về digital marketing thì sẽ không làm được kế hoạch digital marketing chuẩn và đúng. Bạn có thể click vào đây xem bài viết digital marketing là gì. (Cách lập kế hoạch digital marketing)
Khâu chuẩn bị cho cách lập kế hoạch Digital Marketing
Đầu tiên, bạn cần phải bị công cụ sau đây để chuẩn bị cho cách lập kế hoạch digital marketing:
- Mục tiêu đặt ra (KPI) của bạn là gì? Dựa theo chiến lược, định hướng marketing của công ty hay phòng marketing để làm cơ sở.
- Deadline: Thời gian triển khai bao lâu, một kế hoạch đầy đủ phải có mục tiêu và thời gian đạt được mục tiêu cụ thể.
- Digital Marketing plan template: File mẫu kế hoạch digital marketing để biết những mục gì mình sẽ phải thực hiện, triển khai kế hoạch digital marketing của bạn như thế nào. Một plan mẫu bạn càng hoàn thiện chuẩn chỉ Bạn có thể tải ở bên dưới sau khi xem hết bài viết này.
- Logic và cách thức phối hợp các kênh với nhau như thế nào? Bổ trợ ra sao?
- Một mô hình tính toán các chi phí và đo lường hiệu quả.
Phần 1: Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường (Cách lập kế hoạch digital marketing)
Dù làm bất cứ công việc gì thì bạn bắt buộc phải tìm hiểu thông tin về việc mình làm, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh với mình. Ở đây bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây nhé.
- Khách hàng của bạn.
- Sản phẩm, dịch vụ của bạn đang có.
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Các yếu tố tác động, yếu tố thị trường.
Để dễ hiểu hơn, bạn trả lời các câu hỏi ví dụ sau đây:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Vì sao họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn?
- Sản phẩm dịch vụ của bạn có gì khác biệt và ưu việt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến quá trình bán hàng của bạn hay không? …
Bạn đặt càng nhiều câu hỏi và trả lời càng rõ ràng thì bạn sẽ càng thành công! Hãy đặt thêm những câu hỏi để hoàn thiện kế hoạch nhé. Bạn có thể tải file bảng câu hỏi cách lập kế hoạch digital marketing bên dưới.
Phần 2: Tính toán và lên kế hoạch (triển khai kế hoạch) Digital Marketing
Sau khi các bạn đã nghiên cứu và hiểu insight khách hàng, thị trường. Tiếp theo bạn thực hiện công việc sau để triển khai cách lập kế hoạch digital marketing.
- Kênh tiếp cận của bạn với khách hàng. Nghĩa là làm thế nào để khách hàng biết đến thông tin sản phẩm dịch vụ của bạn. Điều này bạn đã làm ở việc nghiên cứu khách hàng. Và đã nghiên cứu thị trường để biết khách hàng tiềm năng đang ở đâu.
- Thông điệp truyền tải. Bạn cần xác định mình sẽ nói điều gì với khách hàng khi gặp họ. Cách bạn nói trên các kênh tiếp thị, các chiến dịch chạy quảng cáo.
- Tính toán chi phí, hiệu quả: Để tính toán được chi phí, bạn cần làm kỹ ở việc nghiên cứu thị trường. Tham khảo ngân sách để tìm được 1 Lead cần bao nhiêu tiền quảng cáo. Bao nhiêu lead sẽ phát sinh được 1 hợp đồng. Thông thường các công ty hoặc các marketer sẽ chạy test quảng cáo từ 5-10 ngày. Điều này giúp họ lấy cơ sở để xác định quảng cáo. Nếu bạn kỹ hơn thì hay tham khảo thông tin từ thị trường. Tham khảo giá thầu quảng cáo, từ các đồng nghiệp trong các hội nhóm ngành hàng đó.
- Phân bổ ngân sách cho các kênh. Sau khi ước lượng được KPI thì bạn sẽ đặt mục tiêu doanh thu tổng cho cả chiến dịch digital marketing. Ước lượng khách hàng đang ở kênh nào? Mỗi kênh chiếm tỷ trọng bao nhiêu? Từ đó bạn sẽ chia ngân sách theo tỷ trọng đó cho phù hợp, tất nhiên khớp với chi phí KPI mục tiêu.
Chi tiết bước 1: Xác định kênh tiếp cận (Cách lập kế hoạch digital marketing)
Phần này đòi hỏi kinh nghiệm, trải nghiệm của các bạn, cả việc bạn đầu tư thời gian vào tìm hiểu thông tin và nghiên cứu. Bạn trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Hiện tại, có những cách nào có thể tiếp cận khách hàng của các bạn. Liệt kê tất cả các cách, sau đó đánh giá lại cách nào tối ưu nhất và chọn nó.
- Sản phẩm, dịch vụ của bạn nên dùng cách tiếp cận nào nhất?
- Các phối hợp (Quy trình phối hợp) các kênh để tạo ra hiệu quả tối ưu nhất
Bên dưới là mô hình để tham khảo, từ góc nhìn thực tế để các bạn lấy làm cơ sở. Có thể phát triển thêm hoặc bớt đi tùy vào năng lực thực tế của tổ chức mà áp dụng. Tất cả phụ thuộc vào khả năng nhạy bén thông tin, khả năng đo lường, thử nghiệm và khả năng xoay sở của bạn nhanh như thế nào?
Qua hình ảnh, bạn đã có thể hình dung được quá trình triển khai của bạn diễn ra thế nào, công việc bạn phải làm! Cụ thể là:
- Xây dựng trang sản phẩm hoặc cửa hàng online.
- Dẫn dắt mọi người đến với sản phẩm của bạn. Lôi kéo họ đến với cửa hàng qua các kênh tiếp cận online đã chọn.
- Thu thập cookie của khách hàng thông qua website.
- Tiến hành tiếp thị lại nội dung (còn gọi là remarketing, quảng cáo bám đuổi). Có thể áp dụng nhiều kịch bản khác nhau tùy vào mức độ đầu tư và tư duy.
- Thông tin khách hàng sẽ được chuyển đến bộ phận Sales, chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ trực tiếp tư vấn và chốt khách.
- Các công việc chăm sóc khách hàng định kỳ để khách hàng quay trở lại mua hàng hoặc giới thiệu bạn bè. Áp dụng kết hợp song song cho cả các công cụ digital marketing và bộ phận Sales thực hiện. (Nên dùng phần mềm CRM để quản lý thông tin khách hàng và công việc)
Có rất nhiều cách để truyền tải thông điệp và tiếp cận. Làm lâu bạn sẽ có nhiều kiến thức và sẽ phát triển mô hình mới. Nếu cần hỗ trợ có thể inbox hoặc tham gia group để được mình hỗ trợ nhiều hơn.
Chi tiết bước 2: Thông điệp, nội dung cần truyền tải đến với khách hàng
Mục này mình cần các bạn phải đầu tư hiều thời gian và công sức. Làm cái gì cũng vậy, đầu tiên phải có những ý tưởng, sau đó chọn ra ý tưởng tốt nhất để thực hiện. Đây là phần quan trọng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm ngân sách. Còn giúp nâng cao hiệu quả khi tiếp thị. Thông điệp giúp khách hàng dễ quan tâm và click vào quảng cáo của các bạn. Nội dung phải hấp dẫn, bắt mắt, nổi bật để gây chú ý. Thông thường ý tưởng càng hay, trình bày càng tốt thì càng hiệu quả. Sau đó mới nói đến ngân sách lớn quảng cáo. Đây là điểm mạnh mà các team marketing cần khai thác.
Chi tiết bước 3: Tính toán chi phí, đầu tư bao nhiêu?
Đây là câu hỏi được nhiều marketer và chủ doanh nghiệp luôn quan tâm. Các marketer mới vào nghề thường khá ngại trả lời câu hỏi này, vì không ai có thể trả lời chính xác 100% dù là marketer lâu năm. Đây là câu hỏi dựa trên các số liệu thực tế, bạn có kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng tính toán càng chính xác. Ít nhất bạn làm việc 1 năm mới có đủ số liệu. Tăng khả năng cảm quan thị trường để đưa ra các con số tính toán chi phí chính xác hơn.
Để bắt đầu công việc này, bạn cần có một khung mẫu (Plan template). Bạn có thể sử dụng mô hình Lead Generation để dễ dàng và phù hợp, có thể làm cơ sở căn bản. Gồm các bước sau đây:
- Reach (tiếp cận): Số người dùng bạn sẽ tiếp cận là bao nhiêu
- Engage (tương tác): Số người tương tác với bài viết, nội dung của bạn qua các chiến dịch online trong các công cụ marketing mà bạn sử dụng
- Lead (liên hệ): Khách hàng để lại thông tin hoặc gọi điện thoại trực tiếp
- Sale Qualify Lead (tiềm năng): Số khách hàng tiềm năng trên tổng số Lead phát sinh. Những khách hàng đánh giá thực sự tiềm năng, khả năng tạo ra đơn hàng trên 90%.
- Sale (đơn hàng): Số lượng đơn hàng chốt được.
Thiết lập các nền tản:
Trong các công cụ thiết lập quảng cáo trên các nền tản, thường sẽ có con số ước lượng từ việc thiết lập ngân sách. Bạn không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên đừng phụ thuộc vào điều này, bạn phải thống kê số liệu cũ thực tế đã triển khai. Xem xét tình hình hiện tại cộng với việc thiết đặt KPI là bạn đã có đầy đủ các con số cụ thể. Khách hàng tiềm năng và chốt được đơn phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ sale.
Chuyển đổi:
Nếu sales yếu kém trong khâu tư vấn thì bạn có đốt tiền vẫn không kết quả. Qua đây cũng thấy được việc tìm LEAD rất quan trọng thì việc tư vấn bán hàng cũng rất quan trọng. Không phải có khách phát sinh là bán được hàng. Bạn phải đạt được tư vấn với tỷ lệ chốt sale cao. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đã tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời tiết kiệm được rất nhiều ngân sách quảng cáo của bạn rồi đó.
Chi tiết bước 4: Phân bổ ngân sách cho các kênh
Như mình đã nói tóm tắt ở trên. Sau khi ước lượng được KPI thì bạn sẽ đặt mục tiêu doanh thu đem về tổng cho cả chiến dịch digital marketing là bao nhiêu. Làm marketer bạn cần có cái nhìn cảm quan và trải nghiệm? Thu thập dữ liệu càng nhiều càng tốt để biết khách hàng tiềm năng của mình đang ở đâu.
Tùy vào sản phẩm của bạn để biết độ tuổi khách hàng phù hợp mà ước lượng số đông khách hàng đang ở kênh nào. Mỗi kênh chiếm tỷ trọng bao nhiêu? Từ đó bạn sẽ chia ngân sách theo tỷ trọng đó cho phù hợp. Dựa theo ngân sách và KPI mục tiêu mà bạn phân bổ cho hợp lý nhé!
Lưu ý khi làm việc:
Đừng quên khoản kinh phí dự trù cho toàn bộ kế hoạch là 10%. Có thể bạn sẽ dương hoặc âm trong khoản kinh phí bạn đưa ra. Tùy thuộc tình hình thực tế giá thầu quảng cáo. Tùy thuộc vào các nền tản quảng cáo khác nhau. Tùy thuộc vào sự biến động theo giá thầu của thị trường quảng cáo. Nếu dư ta hoàn lại công ty và đã hoàn thành mức KPI và lợi về về ngân sách. Lúc này sếp của bạn chắc chắc sẽ hài lòng, và đừng quên hỏi “Sếp ơi! Em vượt KPIs Sếp nhớ thưởng em nha Sếp!”
Tổng kết
Tôi xin chúc mừng bạn vì đã đọc được đến nội dung này! Chúc mừng bạn đã biết cách lập kế hoạch digital marketing là như thế nào.Bạn hãy tự thực hành từ 2 đến 3 lần để làm quen. Chắc chắn rằng càng làm bạn sẽ tư duy và phát triển được một kế hoạch digital marketing mới. Dần dần sẽ càng phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ dang làm. Làm nhiều rồi thì đầu óc và khả năng xoay sở linh hoạt hơn.
Đừng vội quên việc liệt kê các công việc cần làm ra và có deadline cụ thể nhé. Còn gọi là bảng kế hoạch hành động chi tiết (Action Plan).
LỜI KẾT
Bạn thấy đó, cách lập kế hoạch Digital Marketing không dễ cũng không khó. Chủ yếu bạn chịu khó đầu tư và việc tư duy phải tốt. Bạn phải thấu hiểu khách hàng, thị trường, sản phẩm. Kết hợp với kinh nghiệm thực tế đã trải qua để lựa chọn và sắp xếp các kênh tiếp thị hợp lý. Sau đó là khả năng ước tính để triển khai kế hoạch. Khả năng phân bổ ngân sách marketing phù hợp.
Việc lập kế hoạch cho ta một sự chuẩn bị và kiểm soát công việc rất tốt. Nếu bạn là digital marketing mà không thực hiện việc lập kế hoạch thì thật là đáng sợ. Giống như bạn đi trong một màn đêm tối tăm không biết vực thẳm ở đâu.
Chúc các bạn thành công, hẹn gặp lại trong bài viết mới của mình. Đừng quên ủng hộ mình bằng cách chia sẻ bài viết giúp mình nhé!
Mọi thắc mắc các bạn cứ việc comment vào bên dưới bài viết mình sẽ phản hồi lại cho các bạn!
Tặng bạn file mẫu đính kèm:
- Link file kế hoạch digital marketing mẫu (digital marketing plan) – cơ bản 1
- Link file kế hoạch digital marketing mẫu (digital marketing plan) – cơ bản 2 (đang update)
- Link file kế hoạch digital marketing mẫu (digital marketing plan) – nâng cao (đang update)